Tự nguyện nhường ngôi Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Việt_Nam

Nhường ngôi nhưng vẫn giữ quyền nhiếp chính

  1. Không rõ năm bao nhiêu trước công nguyên, Hùng Duệ Vương (tức Hùng Vương thứ XVIII) Huệ Lang truyền cho con trưởng nối ngôi xưng là Hùng Kính Vương (tức Hùng Vương thứ XIX). Nhưng Hùng Kính Vương chỉ làm vua được 6 năm thì mất nên Hùng Duệ Vương lại lên làm vua lần thứ hai, do thời gian làm vua quá ngắn ngủi nên sử sách không đề cập, sự kiện này chỉ được chép trong các thần tích và ngọc phả đền Hùng.[1]
  2. Năm 1258, Trần Thái Tông Trần Cảnh truyền ngôi cho thái tử Trần Hoảng rồi lui về Bắc cung,[2][3][4][5][6] được tôn là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái thượng hoàng đế.[7] Ông duy trì ngôi vị này 19 năm cho đến khi qua đời, thọ 58 tuổi.[8] Lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần - có gốc rễ bởi Trần Thái Tổ do Trần Thủ Độ khởi xướng - từ đó trở thành truyền thống, thứ nhất để tránh việc tranh giành ngôi báu giữa các hoàng tử do đã sớm được định đoạt[9], tiếp đến là rèn luyện cho tân quân làm quen với việc cai trị đất nước[10], và điều thứ ba quan trọng nhất là đề phòng bất trắc khi có biến loạn mỗi người sẽ đi ngả, người này nếu gặp sự cố vẫn còn người kia để cáng đáng mọi việc[11][12] Thực chất, khi Thái thượng hoàng chưa băng hà thì vai trò của nhà vua chẳng khác nào một thái tử, sở dĩ những vị quân chủ nhà Trần sau khi từ nhiệm tôn hiệu đều có chữ Nghiêu bởi họ tự coi mình như vua Nghiêu, và người nhận ngôi được xem như vua Thuấn[13]
  3. Năm 1278, Trần Thánh Tông Trần Hoảng truyền ngôi cho thái tử Trần Khâm[6][14][15][16][17], được tôn làm Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái thượng hoàng đế.[18][19] Ông giữ ngôi vị được 12 năm thì tạ thế, thọ 51 tuổi.[20][21][22]
  4. Năm 1293, Trần Nhân Tông Trần Khâm truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên,[3][23][24][25][26] được tôn là Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái thượng hoàng đế.[27][28][29] Năm 1299, ông xuất gia đạo hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự, trở thành thủy tổ của thiền phái Trúc Lâm[30]. tu hành được 15 năm thì viên tịch tại am Ngọa Vân núi Yên Tử, thọ 50 tuổi.[31][32][33]
  5. Năm 1314, Trần Anh Tông Trần Thuyên truyền ngôi cho thái tử Trần Mạnh[26][34][35][36], được tôn là Quang Nghiêu Duệ Vũ Thái thượng hoàng đế.[37][38] Ông từ trần 6 năm sau đó tại cung Trùng Quang, hưởng dương 47 tuổi.[31][39][40][41]
  6. Năm 1329, Trần Minh Tông Trần Mạnh truyền ngôi cho thái tử Trần Vượng [26][42][43][44], được tôn là Chương Nghiêu Văn Triết Thái thượng hoàng đế[38][45]. Ông băng hà tại cung Bảo Nguyên sau 28 năm giữ ngôi, thọ 58 tuổi.[46][47][48][49]
  7. Năm 1372, Trần Nghệ Tông Trần Phủ sau 3 năm chấp chính đã nhường lại ngai vàng cho em là thái tử Trần Kính để lui về làm Thái thượng hoàng.[50][51][52][53][54][55][56] Tuy nhiên, ông vẫn là người cai trị thực tế suốt 23 năm sau đó, trải 3 đời vua cho đến lúc quy tiên, thọ 74 tuổi.[57][58]
  8. Cuối năm 1400, Đại Ngu Thánh Nguyên Đế Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con thứ Hồ Hán Thương rồi tự xưng là Thái thượng hoàng[59], tuy nhiên ông vẫn trực tiếp điều hành chính sự[60][61][62][63][64][65]. Năm 1407, tướng Trương Phụ của nhà Minh đem binh tiến đánh An Nam, cha con họ Hồ bại trận bị bắt đưa về phương Bắc,[66] kết cục cả hai đều bị giết trên đường giải đến Yên Kinh, lúc đó Hồ Quý Ly đã 72 tuổi,[67] có thuyết khác lại nói 2 người bị lưu đày mấy năm sau mới chết.[68]
  9. Năm 1529, Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho Thái tử Mạc Đăng Doanh rồi lên làm Thái thượng hoàng.[69][70][71][72][73] Ông giữ ngôi vị này trong 13 năm, trải qua hai đời vua thì băng hà, thọ 59 tuổi.[68][74][75][76][77][78]

Nhường ngôi do tác động từ ngoại cảnh

  1. Năm 1592, Mạc Mục Tông Mạc Mậu Hợp trong tình hình bị quân Trịnh vây hãm Thăng Long đã hạ chiếu chỉ nhường ngôi cho con thứ là Mạc Cảnh Tông Mạc Toàn làm vua[79][80] để giữ việc nước còn mình thân chinh cầm quân chống nhau với Nam Triều.[81][82] Tuy nhiên, trong một trận giao chiến với quân nhà Lê, quân Mạc thảm bại, Mạc Mậu Hợp trốn vào chùa Mô Khê cạo đầu giả làm sư nhưng vẫn bị bắt và đem chém ở bãi cát Bồ Đề[83], hưởng dương 33 tuổi. Ít lâu sau, Mạc Toàn cũng chịu chung số phận như cha nhưng pháp trường hành quyết là bến Thảo Tân.[84][85][86][87]
  2. Năm 1643, Lê Thần Tông Lê Duy Kỳ sau 25 năm cầm quyền do ngán ngẩm trước cảnh lộng quyền lấn át của chúa Trịnh nên đã quyết định nhường ngôi cho con là Lê Duy Hựu rồi lui về làm Thái thượng hoàng[88][89][90][91][92], việc thay đổi ngôi vị này duy trì được 7 năm thì Lê Chân Tông mắc bệnh qua đời mà không có con nối dõi.[93] Thanh Đô Vương Trịnh Tráng thuyết phục Thái thượng hoàng trở lại làm vua, ông tiếp tục trị vì đất nước thêm 13 năm nữa thì tạ thế, thọ 56 tuổi.[94][95]
  3. Năm 1705, Lê Hy Tông Lê Duy Cáp cũng bởi chán ghét cảnh chúa Trịnh chuyên quyền nên nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Đường rồi lui về làm Thái thượng hoàng[96][97], giữ ngôi vị được 12 năm thì chết, thọ 54 tuổi.[98][99][100][101][102]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Việt_Nam http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm06.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm10.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm11.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm12.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm13.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm14.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm15.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm16.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm31.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm32.html